Mô Tả Găng Tay Cao Su
Găng tay cao su là một loại găng tay bảo hộ lao động có chức năng chính là bảo vệ đôi bàn tay của người lao động trước các loại tác nhân bên ngoài có khả năng gây hại. Các tác nhân chủ yếu là các chất lỏng bao gồm nước, hóa chất, axit, dầu, mỡ; các loại vi trùng, vi khuẩn, virus, các loại nấm….
1. Thông Số Kỹ Thuật Của Găng Tay Cao Su
Loại găng tay cao su: |
|
Chất liệu: | Cao su thiên nhiên latex; Cao su tổng hợp nitrile |
Kích thước: | 25cm, 36cm, 40cm,41cm,65cm |
Tính năng: | Chống nước, Chống hóa chất tẩy rửa, Chống dầu, chống a xít, chịu nhiệt, an toàn thực phẩm sống, An toàn thực phẩm chín, tiêu chuẩn y tế |
Công dụng: | Công nghiệp: Sửa chữa, Cơ khí, Sơn, Hóa dầu…
Chế Biến: chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, chế biến nông sản… Gia dụng: Giặt quần áo, Rửa chén bát, Chế biến thức ăn, Vệ sinh nhà cửa, Lau chùi nhà vệ sinh, Làm vườn, Chăm sóc động vật |
Mức độ bảo vệ: | Bảo vệ bàn tay, bảo vệ bàn tay và một phần cánh tay; bảo vệ toàn cánh tay |
Nhãn hiệu: | Hướng Dương, Nam Long, Dragon |
Màu sắc | Đỏ, Vàng, Kem, Hồng |
2. Các Loại Găng Tay Cao Su Phổ Biến
Găng Tay Cao Su Công Nghiệp: là sản phẩm sản xuất phục vụ cho nhu cầu của các ngành sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm phổ biến: găng tay chế biến thủy sản; găng tay cao su siêu bền; găng tay cao su siêu dài; găng tay cao su chống dầu
Găng Tay Cao Su Gia Dụng: là sản phẩm sản xuất phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình. Các loại găng tay cao su gia dụng phổ biến: găng tay cao su ngắn (găng tay cao su mini); găng tay cao su vừa (găng tay cao su trung); găng tay cao su dài; găng tay cao su siêu dài.
Găng Tay Cao Su Y Tế: Là sản phẩm sản xuất phục vụ cho nhu cầu của ngành y tế trong việc khám chữa bệnh. Các loại găng tay cao su y tế phổ biến: găng tay khám; găng tay phẫu thuật; găng tay khám sản; găng tay y tế tiệt trùng; găng tay y tế latex; găng tay y tế nitrile; găng tay y tế có bột; găng tay y tế không bột….
Găng Tay Cao Su Phòng Sạch: là sản phẩm sản xuất phục vụ cho nhu cầu của các ngành đòi hỏi tiêu chuẩn phòng sạch. thường là găng tay nitrile fài tay có tính năng chống tĩnh điện
Thông thường găng tay cao su có màu kem hơi vàng, là màu nguyên bản của cao su. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đa dạng cảu người sử dụng, trong quá trình sản xuất, người ta pha vào các loại phẩm màu để tạo ra các sản phẩm găng tay cao su có màu sắc mong muốn như: găng tay cao màu xanh dương, găng tay cao su màu xanh lá, găng tay cao su màu vàng, găng tay cao su màu hồng, găng tay cao su màu đỏ…
3. Nguyên Liệu Sản Xuất
- Cao su thiên nhiên Latex: là một loại polymer cao phân tử được sản xuất từ nhựa mủ của cây cao su. Loại mủ này, khi được khai thác, có dạng lỏng và sau đó được xử lý thông qua các quá trình như đông tụ hoặc vulcan hóa để tạo ra các sản phẩm cao su có độ đàn hồi cao, khả năng chịu nhiệt và chống nước tốt
- Cao su tổng hợp Nitrile: còn được biết đến với tên gọi NBR (Nitrile Butadiene Rubber), là một loại cao su tổng hợp được tạo ra từ sự đồng trùng hợp của acrylonitrile và butadiene. Cao su nitrile có đặc tính kháng hóa chất, dầu mỡ tốt và thường được sử dụng trong các ứng dụng cần đến độ bền hóa chất cao.
4. Công Nghệ Sản Xuất
Găng tay cao su được sản xuất bằng công nghệ nhúng, các khuôn được sản xuất giống như hình đôi tay được được nhúng vào bể chứa cao su nung chảy để tạo hình, sau đó được sấy khô
5. Ứng Dụng Của Găng Tay Cao Su
- Công Nghiệp Nặng: Trong lĩnh vực công nghiệp nặng, găng tay cao su thường được sử dụng trong Xây Dựng, Lắp Đặt Cơ Khí, Bảo Trì Máy Móc, Sản Xuất Điện Tử, Khai Thác Mỏ, và Sản Xuất Hóa Chất để bảo vệ tay khỏi các tác nhân như dầu mỡ, chất bẩn, và hóa chất độc hại.
- Ngành Chế Biến: Trong Chế Biến Thực Phẩm và Dịch Vụ Ăn Uống, đặc biệt là ngành chế biến thủy sản, việc sử dụng găng tay cao su giúp duy trì vệ sinh thực phẩm, đồng thời bảo vệ người lao động khỏi vi khuẩn và nguy cơ tiếp xúc với các thành phần gây dị ứng.
- Ngành Chăn Nuôi: Trong Chăn Nuôi, găng tay cao su cần thiết để xử lý an toàn với gia súc và gia cầm, bảo vệ khỏi vi khuẩn và các loại vi sinh vật có thể truyền từ động vật sang người.
- Ngành Trồng Trọt: Trong Trồng Trọt, găng tay được sử dụng khi tiếp xúc với đất, phân bón hóa học, và tránh tổn thương do dụng cụ làm vườn hoặc cắt tỉa cây cối.
- Ngành Y Tế: Găng tay trong Y Tế đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của nhiễm khuẩn, đặc biệt trong Thăm Khám Bệnh Nhân, Phẫu Thuật, Xét Nghiệm, và Dược Phẩm.
- Ngành Nghiên Cứu: Trong Nghiên Cứu Khoa Học và Phòng Lab, găng tay cao su bảo vệ nhân viên khỏi hóa chất độc hại, vi khuẩn và nguy cơ nhiễm bẩn mẫu thử nghiệm.
- Ngành Vệ Sinh Công Nghiệp: Găng tay cao su là thiết bị bảo hộ cần thiết trong Vệ Sinh Công Nghiệp để bảo vệ người lao động khỏi chất thải nguy hại và hóa chất tẩy rửa mạnh.
- Ngành Môi Trường: Trong lĩnh vực Môi Trường, găng tay cao su giúp nhân viên Xử Lý Nước Thải và Chất Thải Nguy Hại làm việc an toàn hơn khi tiếp xúc với chất độc hại và quản lý chất thải.
- Ngành Hóa Phẩm: Găng tay cao su được sử dụng trong Sản Xuất Hóa Mỹ Phẩm, Sơn và Mực In để bảo vệ người lao động khỏi các phản ứng hóa học nguy hiểm và hơi độc hại.
- Gia Dụng: Trong hoạt động Gia Dụng, găng tay cao su giúp bảo vệ trong làm sạch nhà cửa, Giặt Là, Vệ Sinh Cá Nhân, Sắp Xếp Nội Thất và bảo quản thực phẩm.
6. Các Bảo Quản Găng Tay Cao Su
Việc bảo quản găng tay cao su đúng cách không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của chúng mà còn đảm bảo hiệu quả bảo vệ cho người sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong việc bảo quản găng tay cao su trước và sau khi sử dụng
- Trước khi Sử dụng:
- Bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ: Cất găng tay ở nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp vì nhiệt và ánh sáng có thể làm hư hỏng cao su.
- Tránh các chất gây hại: Bảo quản găng tay xa các chất dầu mỡ, hóa chất mạnh và tránh tiếp xúc với các bề mặt sắc nhọn.
- Tránh đè nén: Găng tay cao su có thể bị dính với nhau nếu bị đè nén trong thời gian dài, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.
- Trành nếp gấp: găng tay có thể bị rạn, nứt hoặc mất khả năng sử dung nếu bị gấp trong thời gian dài.
- Sau khi sử dụng (đối với những loại găng tay cao su tái sử dụng nhiều lần):
- Làm sạch: Sau khi sử dụng, rửa sạch găng tay bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất. Điều này ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và kéo dài tuổi thọ của găng tay.
- Phơi khô tự nhiên: Phơi găng tay ở nơi râm mát và để khô tự nhiên. Tránh sử dụng nhiệt độ cao như máy sấy hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp vì điều này có thể làm hỏng cao su.
- Cất giữ đúng cách: Sau khi găng tay khô hoàn toàn, bảo quản chúng trong túi vải hoặc hộp đựng để tránh bụi bẩn và ánh sáng trực tiếp. Đảm bảo găng tay không bị xoắn hoặc gấp nếp.
- Lưu ý thêm:
- Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc dung môi hữu cơ để làm sạch găng tay cao su, vì chúng có thể làm hỏng cấu trúc cao su.
- Kiểm tra định kỳ để phát hiện các dấu hiệu hao mòn hoặc hư hại, và thay thế kịp thời khi cần thiết
7. Hướng Dẫn Sử Dụng Găng Tay Cao Su:
Sử dụng găng tay cao su đúng cách không chỉ giúp bảo vệ tay bạn khỏi hóa chất, dịch bệnh, và các nguy cơ khác mà còn đảm bảo hiệu quả công việc. Dưới đây là những bước cơ bản để sử dụng găng tay cao su một cách an toàn và hiệu quả:
- Chọn loại găng tay phù hợp: Đảm bảo rằng bạn chọn loại găng tay phù hợp với công việc mà bạn sẽ thực hiện. Găng tay cao su có thể chống lại hóa chất, dầu mỡ, và vi khuẩn, nhưng không phải loại nào cũng phù hợp cho mọi tình huống. Ví dụ, găng tay nitrile là lựa chọn tốt cho hóa chất, trong khi latex phù hợp cho các ứng dụng y tế.
- Kiểm tra găng tay trước khi sử dụng: Luôn kiểm tra găng tay để phát hiện rách nát, thủng hoặc mòn. Găng tay bị hư hại có thể không cung cấp đủ bảo vệ cần thiết.
- Đeo găng tay đúng cách:
- Rửa và lau khô tay trước khi đeo găng tay để tránh bất kỳ bẩn hoặc vi khuẩn nào bị ẩn giấu dưới găng tay.
- Đảm bảo găng tay vừa khít với tay, không quá chật hoặc quá rộng.
- Tránh chạm vào bên ngoài găng tay bằng tay trần khi đang đeo.
- Sử dụng găng tay trong khi làm việc: Trong khi làm việc, hãy cẩn thận để không làm rách hoặc thủng găng tay. Nếu bạn làm việc với hóa chất hoặc các chất nguy hiểm khác, hãy cẩn thận không để chúng dính vào da hoặc quần áo.
- Tháo găng tay đúng cách:
- Nắm lấy mép ngoài của găng tay ở cổ tay của một bàn tay và kéo găng ra khỏi tay mà không chạm vào da.
- Giữ găng tay đã được tháo ra bằng tay còn đeo găng và lật găng tay còn lại ra, để găng tay đầu tiên bên trong găng tay thứ hai.
- Loại bỏ găng tay mà không để tay chạm vào bên ngoài của chúng.
- Vệ sinh sau khi sử dụng: Rửa tay kỹ lưỡng sau khi tháo găng tay để loại bỏ bất kỳ dấu vết nào của hóa chất hoặc vi khuẩn có thể đã xuyên qua găng tay hoặc bị dính lên tay trong quá trình tháo găng.
- Xử lý và tái sử dụng: Nếu găng tay cao su của bạn là loại có thể tái sử dụng, rửa sạch, khử trùng và bảo quản chúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu chúng là loại dùng một lần, hãy xử lý chúng theo quy định về vệ sinh và an toàn.
- Lưu Ý Thêm: tuân thủ các quy định ngành nghề về việc sử dụng găng tay cao su, đặc biệt là những sản phẩm găng tay cao su dùng 1 lần như găng tay y tế, tuyệt đối không tái sử dụng